Cụm từ “phòng sạch” không còn quá xa lạ với cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, trong số chúng ta, không phải ai cũng hiểu rõ: Phòng sạch là gì? Một căn phòng sạch được ứng dụng như thế nào và đáp ứng tiêu chuẩn gì. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu và sử dụng phòng sạch hiệu quả nhất!
>>> Thiết kế phòng sạch bệnh viện có gì đặc biệt?
>>> Những lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế cửa phòng sạch bệnh viện
Sơ lược về phòng sạch
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch có tên gọi tiếng Anh là clearroom, là căn phòng mà trong số đó số lượng hạt bụi và khí độc hại trong không khí được hạn chế ở mức thấp nhất nhờ hệ thống cửa kính tự động, đảm bảo vô trùng. Các chỉ số và áp suất, nhiệt độ, độ ẩm trong phòng sạch được khống chế theo tiêu chuẩn đã định.
Phòng sạch trong lĩnh vực y tế
Môi trường bên trong phòng sạch đảm bảo các hoạt động nghiên cứu, chế tạo diễn ra hiệu quả, an toàn hơn. Phòng sạch được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, dược, hóa mỹ phẩm, cơ khí, khoa học kĩ thuật, không gian,…Nhân viên khi bước vào phòng sạch cần mặc quần áo và trang bị vật dụng đặc thù đảm bảo đúng tiêu chuẩn của phòng sạch.
3 tiêu chuẩn phòng sạch
+ Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)
+ Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E (1992): xác định hàm lượng bụi trong không khí theo đơn vị chuẩn (m3).
+ Tiêu chuẩn ISO 14644-1 (1999): do ISO quy định với tên gọi: Phân loại độ sạch không khí.
Ứng dụng của phòng sạch trong đời sống
Những sản phẩm, thiết bị được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với độ chính xác cao và mức độ vô trùng tối đa luôn cần đến phòng sạch. Trên thực tế, phòng sạch được ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính:
+ Phòng sạch cho công nghiệp điện tử:
Tính năng cực hữu ích của phòng sạch đó là ngăn chặn bụi từ môi trường cũng như các yếu tố gây hại tới linh kiện bên trong, chống tĩnh điện, rò rỉ điện. Công nghệ phòng sạch được ứng dụng trong các phòng nghiên cứu mạch điện, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử,…
Ứng dụng đa dạng của phòng sạch
+ Phòng sạch cho ngành y tế:
Phòng sạch bao gồm cửa tự động, vách kính inox giúp đảm bảo người bệnh, trang thiết bị bên trong, dược phẩm,…không bị tác động bởi các yếu tố độc hại bên ngoài, bởi một chút nhiễm trùng hay biến chứng cũng có thể khiến bệnh nhân vừa mổ gặp nguy hiểm. Vì thế các phòng phẫu thuật, phòng nghiên cứu, phát triển thuốc đều là phòng sạch.
+ Phòng sạch cho ngành sinh học:
Các công trình nghiên cứu quy mô lớn đều đặt ra các yêu cầu cao, mọi thông số đều cần chính xác tuyệt đối, các trang thiết bị như máy hút bụi, máy tạo luồng không khí, hệ thống ánh sáng trong phòng sạch nghiên cứu, lai tạo, cấy ghép vi sinh vật,…cần chuyên biệt để đảm nhiệm vai trò này.
Đóng vai trò quan trọng, phòng sạch đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp điện tử, y tế, sinh học, hàng không vũ trụ,…
Quy trình thi công phòng sạch
Để thiết kế và xây dựng một hệ thống phòng sạch đáp ứng đủ tiêu chuẩn đã quy định và phù hợp với nhu cầu người sử dụng, chúng ta cần tuân thủ quy trình sau:
Bước 1: Sau khi nhận được yêu cầu từ phía người dùng, các kĩ sư lên kế hoạch, đo đạc và dựng thành bản thiết kế phòng sạch mẫu.
Quy trình thi công phòng sạch
Bước 2: Bàn bạc với người dùng, thẩm định lại các thông số về cơ cấu, mức độ lưu thông khí, diện tích và áp suất,…sau đó lập thành bản thiết kế hoàn chỉnh.
Bước 3: Xây dựng phòng sạch theo bản thiết kế, thi công cửa tự động, các trang thiết bị bên trong phòng,…tất cả đều đạt chuẩn và phù hợp với yêu cầu người dùng đưa ra.
Bước 4: Tiến hành nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
Bước 5: Thực hiện sửa chữa và bảo hành nếu bất kì lỗi nào xảy ra.
Những lưu ý trên là cần thiết để bạn đọc có thể thiết kế và thi công thành công một hệ thống phòng sạch. Hãy liên hệ ngay với Cửa Tự Động – để được tư vấn cụ thể nhất, cũng như cung cấp các loại phụ kiện phòng sạch chất lượng nhất với giá thành hợp lí, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng.